Xây móng nhà nhiều tầng như thế nào là chuẩn?

Móng nhà được xem là phần quan trọng không thể thiếu trong thi công xây hơn. Hơn thế nữa, xây móng nhà nhiều tầng bạn cần nắm chắc tất cả các kỹ thuật từ cơ bản đến nâng cao để đảm bảo tính an toàn và chất lượng.

Xây móng nhà nhiều tầng sẽ không quá khó nếu bạn kỹ lưỡng từ việc lên kế hoạch, bản vẽ, khâu chuẩn bị và thi công. Chúc bạn sẽ tìm được những thông tin hữu ích từ maybedainamsaonasa.com nhé!

xay-mong-nha-nhieu-tang | móng nhà cao tầng, nền móng nhà cao tầng, thi công nền móng nhà, móng của các tòa nhà cao tầng, móng cọc nhà cao tầng, biện pháp đổ bê tông nhà cao tầng, thi công móng nhà, móng nhà chung cư 30 tầng
Xây móng nhà cao tầng và các loại móng nhà thường thấy

Tìm hiểu về móng nhà? Gợi ý những loại móng được ưu tiên lựa chọn xây móng nhà nhiều tầng.

Móng nhà được xem là yếu tố quan trọng bậc nhất cần được chú ý trong quá trình từ thiết kế đến thi công. Móng nhà đảm nhiệm trực tiếp chức năng tải trọng toàn bộ công trình phía trên. Đối với công trình nhà cao tầng, phần móng phải đặc biệt được thiết kế 1 cách tỉ mỉ, đúng tiêu chuẩn xây dựng. Vì vậy mà những sơ xuất nhỏ cũng có thể gây ra những sai lầm đáng tiếc trong thi công. Hơn thế nữa, bạn cần tìm hiểu thật kỹ nền đất- nơi chuẩn bị thi công để quyết định được loại móng phù hợp và an toàn nhất.

xay-dung-mong-nha-nhieu-tang-loai-mong-don| móng nhà cao tầng, nền móng nhà cao tầng, thi công nền móng nhà, móng của các tòa nhà cao tầng, móng cọc nhà cao tầng, biện pháp đổ bê tông nhà cao tầng, thi công móng nhà, móng nhà chung cư 30 tầng
Móng đơn có chắc để xây móng nhà cao tầng không?

Hiện nay, có rất nhiều loại móng nhà được thi công với nhiều mục đích khác nhau, sau đây là 3 loại móng nhà được các kỹ sư lựa chọn nhiều nhất trong xây móng nhà nhiều tầng:

⇒ Móng băng: Được thiết kế giao nhau theo hình chữ thập hoặc dải hài, vậy nên việc chịu tải trọng sẽ được chia đều ra giúp móng sẽ kiên cố hơn.

⇒ Móng bè: Được thiết kế trải rộng dưới toàn bộ công trình nhằm giảm bớt áp lực của công trình lên nền đất, đây là loại móng được dùng chủ yếu ở nơi có nền đất mềm, yếu và chịu lực kém.

⇒ Móng cọc: Bao gồm có cả đài cọc và cọc nên được gọi là Móng cọc, tải trọng của công trình sẽ được truyền từ từ xuống lớp đất đá cứng nhất nhờ hệ thống các cọc. Chính vì vật liệu chính được sử dụng là cốt thép nên công trình vô cùng kiên cố.

mong-nha-nhieu-tang-mong-coc| móng nhà cao tầng, nền móng nhà cao tầng, thi công nền móng nhà, móng của các tòa nhà cao tầng, móng cọc nhà cao tầng, biện pháp đổ bê tông nhà cao tầng, thi công móng nhà, móng nhà chung cư 30 tầng
Móng cọc cũng thường được trong xây nhà cao tầng

Hướng dẫn chi tiết biện pháp thi công phần móng nhà nhiều tầng

Để có được một bộ móng phù hợp và an toàn đối với công trình xây móng nhà nhiều tầng cần tuân thủ theo đúng nguyên tắc cơ bản sau:

⊕ Giải phóng mặt bằng

⊕ San lấp mặt bằng

⊕ Công tác cốt thép

⊕ Công tác cốp pha

⊕ Công tác bê tông.

♦ Giải phóng mặt bằng

Bước đầu tiên cũng là bước rất quan trọng khi thi công bất cứ một công trình nào đặc biệt là xây móng nhà nhiều tầng chính là khảo sát mặt bằng, đưa ra được nhận xét đánh giá sơ lược nhằm thu dọn giải phóng mặt bằng trong thời gian sớm nhất. Trong quá trình thực hiện thi công phần móng đặc biệt nhà cao tầng thì mặt bằng công trình phải được dọn dẹp sạch sẽ tránh gây cản trở việc thi công.

Không chỉ có phần mặt bằng công trình mà những phần đất thừa bên cạnh cũng cần được xử lý. Tất cả các nguyên vật liệu xây dựng, cũng như các phương tiện máy móc, thiết bị phục vụ cho việc thi công cần phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, cần kiểm tra và chắc chắn tất cả đều vận hành tốt để đảm bảo cho việc thi công và hoàn thành đúng tiến độ, an toàn và đúng kỹ thuật.

♦ San lấp mặt bằng

Đây là công đoạn tiếp theo trong quá trình xây móng nhà nhiều tầng hay nói cách khác đây là công tác đất của công trình. Dựa vào bản vẽ của kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng sẽ theo bản vẽ đã có sẵn để đo đạc và xác định vị trí tim cột một cách chính xác, không sai lệch. Các kích thước móng nhà sẽ được đào theo trục cố định đã được định sẵn trên bản vẽ. Đối với phần đất thừa do đào móng cần được dọn dẹp sạch sẽ để tránh gây ảnh hưởng đến việc đổ bê tông hay cốt thép về sau. Các hố móng được đào phải luôn trong tình trạng khô ráo, nếu có đọng nước thì nên dùng máy bơm hút sạch ngay.

♦ Công tác cốt thép

Khác với những công trình “dễ chịu” như các loại nhà cấp 4 hay nhà dân dụng, những căn nhà 3 tầng trở lên hoặc các khu cao tầng đòi hỏi phải có bộ móng  kiên cố và chắc chắn đến tuyệt đối giúp nâng đỡ toàn bộ công trình nằm trên. Để đạt được hiệu quả tối ưu nhất thì bắt buộc những thanh thép phải thực sự đảm bảo và đạt yêu cầu trước đó do kỹ sư xây dựng đưa ra. Kỹ sư cũng chính là người tính toán việc sử dụng cốt thép cho công trình chuẩn xác. Với đại đa số các công  trình lớn thường gia công sắt thép ngay tại chỗ giúp thuận tiện hơn cho việc lắp ghép. Ngoài ra sắt, hép sẽ được đo đạc, cắt uốn và bẻ đai sắt như đã định trước. Tiếp sau đó, các thanh thép sẽ được buộc lại bằng dây thép chuyên dụng hoặc có thể sử dụng máy hàn cho các mối nối quan trọng, nhằm đảm bảo sự liên kết vững vàng của các thanh thép. Toàn bộ thép trước và sau khi gia công cần được bảo quản, tránh các tình trạng rỉ, nên dùng bạt để che đậy lại tránh các tiếp xúc trực tiếp giữa thép và nước hoặc hơi ẩm.

♦ Gia công cốp pha 

Những công đoạn cuối cùng của công tác thi công xây móng nhà nhiều tầng cũng đang được chuẩn bị nhanh chóng, cốp pha cần được lắp ghép kỹ lưỡng. Cốp pha cần được sắp xếp gần nơi thi công để việc sử dụng trở nên dễ dàng và tiết kiệm thời gian. Cốp pha giúp tạo khuôn mẫu cho bộ móng theo như thiết kế đề ra trên bản vẽ cùng với đó là giữ cho toàn bộ bê tông không bị tràn hoặc chảy ra ngoài.

mong-nha-nhieu-tang-lam-cop-pha | móng nhà cao tầng, nền móng nhà cao tầng, thi công nền móng nhà, móng của các tòa nhà cao tầng, móng cọc nhà cao tầng, biện pháp đổ bê tông nhà cao tầng, thi công móng nhà, móng nhà chung cư 30 tầng
Phần đóng cốp pha cũng rất quan trong với nhà cao tầng

Cốp pha được cố định bằng ốc- vít, siết chặt lại với nhau sao cho không tạo ra kẽ hở nào, tránh tình trạng khi đầm bê tông bị bung ra, bê tông bị chảy ra ngoài. Mọi khu vực cốp pha phải chịu được lực tốt, không bị xô lệch hay nứt vỡ khi bị tác dụng lực mạnh.

♦ Đổ bê tông 

Bước cuối cùng để hoàn thiện xây móng của nhà nhiều tầng là công tác đổ bê tông. Đối với công trình lớn, nên đổ bê tông trộn sẵn nhằm tạo sự liên kết giữa các bước thi công giúp công việc trở nên thuận lợi và liên tục, nếu quá trình thực hiện bị ngắt quãng, các khối bê tông sẽ không có sự liên kết, thêm vào đó độ đông cứng của từng chỗ sẽ khác nhau làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Bê tông sử dụng cũng sẽ được kiểm định đúng chuẩn xây dựng về phần trăm cát, đá, xi măng,..

Trong quá trình thi công xây móng nhà nhiều tầng, nên sử dụng các thiết bị máy móc đầm nền hỗ trợ công tác đổ bê tông được nhanh hơn, chắc chắn và đúng tiến độ, đảm bảo bê tông đã được đưa đều đến các vị trí, không được để bê tông rỗng hoặc bị lộ phần thép. Chú ý điều chỉnh toàn bộ bê tông bao phủ lấy lớp thép được gia công trước đó và tất cả các bề mặt phẳng không lồi lõm. Sau khi hoàn thanh công tác đổ bê tông, cần chăm sóc  tránh lớp bê tông tiếp xúc trực tiếp với nước mưa, phải che đậy đến khi lớp bê tông đông cứng lại. Tiếp theo đó là tháo dỡ lớp cốp pha đã dựng trước đó. Trong quá trình tháo, cần lưu ý để không làm bê tông bị nứt, mẻ. Đến đây, quá trình thi công phần móng cho nhà cao tầng đã được hoàn thành.

Trên đây là những chia sẻ để bạn có thể hiểu rõ hơn về quá trình xây móng nhà nhiều tầng, hy vọng bạn có thể an tâm và có cái nhìn tổng quát hơn trong quá trình lập kế hoạch và thi công của mình.

Chúng ta có thể tham khảo thêm về Cách Chống Thấm Trần Nhà Sau Khi Đổ chi tiết nhất

Mời Bạn Đánh Gía

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *