Kỹ Thuật Đổ Mái Chuẩn Và Đổ Sau Bao Lâu Thì Xây Tiếp?

Tổng quát về kỹ thuật đổ mái chuẩn và đổ sau bao lâu thì xây tiếp? – Bất kỳ một công trình xây dựng nào cũng có kết cấu 3 phần: Phần móng, khung và mái. Phần mái là phần được hoàn thiện sau cùng, để đảm bảo công trình có tính thẩm mỹ thì kỹ thuật đổ mái chuẩn và đổ sau bao lâu thì xây tiếp là đều mà chúng ta cần quan tâm.

Sau khi đổ mái thì phần thô của ngôi nhà hoàn thành lúc này nó quyết định kết cấu tổng thể của cả công trình. Trong xây dựng, những kiến thức cũng như kinh nghiệm về kỹ thuật đổ mái chuẩn và sau khi đổ mái sau bao lâu thì xây tiếp được những kiến trúc sư lẫn người thợ xây dựng am hiểu nằm lòng.

ky-thuat-do-mai-chuan | kỹ thuật đổ bê tông mái nhà, đổ be tông mái nhà dày bao nhiêu, kỹ thuật đan sắt đổ mái 2 lớp, kỹ thuật đan sắt đổ mái nhà, khoảng cách đan sắt đổ mái, kỹ thuật đan sắt mái nhà, kết cấu thép sàn 1 lớp, bố trí thép sàn phi 10
Kỹ thuật đổ mái chuẩn nhất

Kỹ thuật đổ mái chuẩn cần có một quy trình nào?

Bất cứ công việc nào khi chúng ta àm việc theo quy trình sẽ giúp công việc diễn ra nhanh hơn, tránh những sai sót có thể xảy ra đồng thời dễ tìm kiếm được lỗi sai khi không may xảy ra. Cùng tìm hiểu quy trình đổ mái các bước sau đây:

ban-ve-do-mai-chuan | kỹ thuật đổ bê tông mái nhà, đổ be tông mái nhà dày bao nhiêu, kỹ thuật đan sắt đổ mái 2 lớp, kỹ thuật đan sắt đổ mái nhà, khoảng cách đan sắt đổ mái, kỹ thuật đan sắt mái nhà, kết cấu thép sàn 1 lớp, bố trí thép sàn phi 10
Bản vẽ đổ mái chuẩn

1- Kiểm tra cốp pha sàn mái trước khi đổ mái

Lắp đặt cốp pha, đà giáo trong mỗi công trình khi đổ mái rất quan trọng, ngoài vai trò về kết cấu, chịu lực thì chiều cao từ sàn đến mái cũng rất lớn. Chính vì thế, công tác thi công và lắp đặt cốp pha phải được diễn ra nghiêm ngặt, chuẩn xác để đảm bảo chính xác và độ an toàn cao.

Để chuẩn bị cho phần đổ mái cốp pha ta cần:

– Ghép nối theo đúng kỹ thuật

– Công tác đo đạc, xác định đúng vị trí lắp đặt cốp pha

– Cốp pha phải chắc chắn, kín khít, hạn chế tối đa sự mất nước khi đổ bê tông.

– Chú ý theo dõi và kiểm tra độ võng cốp pha, cao độ đáy sàn tại những vị trí khác nhau.

– Thép, cốt thép trước khi đan cần đảm bảo yêu cầu về: chủng loại thép, vị trí, số lượng, mật độ sắt thép chuẩn, chiều dài.

lam-cot-pha-do-mai-chuan | kỹ thuật đổ bê tông mái nhà, đổ be tông mái nhà dày bao nhiêu, kỹ thuật đan sắt đổ mái 2 lớp, kỹ thuật đan sắt đổ mái nhà, khoảng cách đan sắt đổ mái, kỹ thuật đan sắt mái nhà, kết cấu thép sàn 1 lớp, bố trí thép sàn phi 10
Đóng cốt pha đúng cách để đổ mái

2- Chuẩn bị trước khi đổ mái

Dựa vào quy mô công trình để chuẩn bị số lượng nhân công và máy móc để thực hiện công việc đổ mái. Đơn vị thi công sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp với công tác này.

Trước hết ta phải lên kế hoạch, tính toán thời gian đổ bê tông mái sao cho hợp lý, vì nhiều trường hợp không tính toán thời gian hợp lý dẫn đến nhiều kết quả không tốt đã xảy ra khi đã đổ xong. Ví dụ nếu không đủ thời gian thi sẽ dẫn đến việc bê tông không đáp ứng đủ yêu cầu, đổ mái gặp thời tiết xấu (mưa, bão…) không che chắn kịp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bê tông mái.

Cần sắp xếp mặt bằng cho việc thuận tiện thi công và đổ mái, bao gồm mặt bằng sàn mái thi công và mặt bằng sàn dưới, để chuẩn bị cho việc trộn bê tông khi đổ mái.

Sau tất cả dọn dẹp, làm sạch cốp pha, cốt thép phải được đảm bảo thực hiện tránh bê tông sau khi hoàn thiện sẽ bị lẫn quá nhiều tạp chất khác.

3- Quy trình đổ bê tông mái

– Sau khi công tác chuẩn bị được hoàn thành thì thực hiện đổ bê tông mái, công đoạn này cần quan sát thời tiết ngoài trời để có thời gian đổ hợp lý tránh bê tông mất độ liên kết.

– Thông thường sau 2 – 4 giờ thì đầm lại lớp bê tông, để kiểm tra thì sau khi thấy bê tông khô se lại thì dùng ngón tay ấn xuống nếu bị lún thì đầm lại.

– Quan sát thấy nước trong bê tông đã bị ép nổi lên bề mặt, rắc 1 lớp mỏng xi măng tinh. Sau đó dùng bàn xoa gỗ xoa cho phẳng tạo cho bê tông có một lớp bề mặt khó thấm nước.

– Tưới nước hàng ngày vào những ngày trời nắng gắt để làm ẩm bề mặt cho bê tông, đảm bảo chất lượng cao nhất.

sau-khi-do-mai | kỹ thuật đổ bê tông mái nhà, đổ be tông mái nhà dày bao nhiêu, kỹ thuật đan sắt đổ mái 2 lớp, kỹ thuật đan sắt đổ mái nhà, khoảng cách đan sắt đổ mái, kỹ thuật đan sắt mái nhà, kết cấu thép sàn 1 lớp, bố trí thép sàn phi 10
Quy trình đổ mái nhà chuẩn đã xong

Kỹ Thuật Đổ Mái Chuẩn – Đổ bê tông mái bao lâu thì xây tiếp?

Tùy vào thời tiết khí hậu ngoài trời mà lớp bê tông sẽ nhanh hay chậm khô, và phải chắc chắn một điều rằng khi nào cốp pha có thể tháo ra được thì bê tông đã đủ chắc chắn để thi công. Vậy nên tháo dỡ cốp pha vào lúc nào, câu trả lời chính xác nhất là khi đơn vị thi công có thể dỡ phần cốp pha khi lớp bê tông đã có kết cấu ổn định, đồng thời có sức bền chắc.

Trên đây là một số thông tin về kỹ thuật đổ mái chuẩn và đổ sau bao lâu thì xây tiếp trong xây dựng của công ty chế tạo máy bẻ đai sắt năm sao nasa. Mong rằng những thông tin này có thể hỗ trợ được cho bạn đọc.

Quy khách có thể tham khảo thêm về Cách Bố Trí Dầm Sàn Và Khi Nào Bố Trí Thép Tăng Cường Trong Dầm?

Mời Bạn Đánh Gía

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *